3D Animator – Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Tìm Việc?
Trước khi đi xin việc, bạn cần chuẩn bị 3 điều quan trọng: Kỹ năng nghề nghiệp, Hồ sơ về bản thân, và Thái độ tích cực. Ba điều này không chỉ cần thiết với một Animator mà còn cần đối với tất cả các bạn đang muốn tìm kiếm một công việc ở bất cứ lĩnh vực nào.
1. Kỹ năng
Là một Animator công việc chính của bạn là diễn hoạt, tạo chuyển động cho nhân vật. Vì vậy bạn cần biết những kỹ năng tối thiểu về phần mềm và kỹ thuật diễn hoạt cơ bản để tự tin đi xin việc.
– Tìm hiểu thông tin về các Studio trong ngành:
Các Studio có tiêu chí tuyển dụng của riêng họ và có các chương trình tuyển dụng khác nhau.
+ Một số Studio sẽ có chương trình tuyển “Nhân Viên Học Việc”, bạn sẽ được Training từ chưa biết gì cho tới khi vào dự án chính thức. Lộ trình kéo dài trong khoảng từ 3 tới 6 tháng. Chương trình tuyển “Nhân Viên Học Việc” này có thể được tổ chức định kỳ mấy tháng 1 lần hoặc tổ chức thường xuyên. Bạn cần theo dõi Fanpage và Website của các Studio để nắm bắt thông tin.
+ Một số Studio sẽ không có chương trình tuyển “Nhân Viên Học Việc”, mà chỉ tuyển “Nhân Viên Chính Thức”, bạn sẽ được ký hợp đồng Thử Việc từ 2 tới 3 tháng trước khi trở thành Nhân Viên Chính Thức.
Xem danh sách các Studio 3D Game & Phim ở Việt Nam >> TẠI ĐÂY
– Phần mềm:
Phần mềm 3D sử dụng diễn hoạt phổ biến nhất hiện nay là: Autodesk Maya. Bạn có thể sử dụng các phần mềm khác để diễn hoạt như: Blender, 3DS Max, C4D… nhưng số lượng các Studio sử dụng những phần mềm này để diễn hoạt sẽ ít hơn Maya.
-
-
- Khoá học Maya cơ bản, miễn phí: https://xansan.com/course/5-ngay-lam-quen-voi-autodesk-maya/
-
– Kỹ thuật Diễn Hoạt Cơ Bản & Nâng Cao:
Như đã nói ở trên để ứng tuyển vào vị trí “Nhân Viên Học Việc” hoặc “Thử Việc” để làm “Nhân Viên Chính Thức” bạn cần biết diễn hoạt cơ bản để có thể theo kịp chương trình đào tạo của Studio hoặc để thử việc. Bạn cần hiểu về 12 nguyên tắc diễn hoạt, thông thạo các công cụ diễn hoạt trong Maya. Và để tiến xa hơn trong sự nghiệp, các bạn cần học nâng cao hơn nữa các kỹ thuật diễn hoạt chuyên sâu, bao gồm: Thể hiện cảm xúc, tính cách của nhân vật và diễn hoạt các nhân vật tương tác, nói chuyện với nhau (Facial, Lipsyns…).
-
-
- Khoá học Diễn Hoạt với Maya Toàn Tập: https://xansan.com/course/dien-hoat-voi-maya-toan-tap/
- Khoá học (Maya) Diễn Hoạt Cơ Bản: https://xansan.com/course/maya-dien-hoat-co-ban-2/
- Khoá học (Maya) Diễn Hoạt Nâng Cao: https://xansan.com/course/maya-dien-hoat-nang-cao/
-
2. Hồ sơ
Sau khi hoàn thành các khoá học ở Xan San Animation, bạn sẽ được hỗ trợ để làm hồ sơ đi xin việc. Bạn sẽ cần gửi cho nhà tuyển dụng một Email có đính kèm 2 thứ: CV (Sơ yếu lý lịch), Portfolio (Các tác phẩm bạn làm trong quá trình học tập).
– CV
Đây là hồ sơ ghi rõ thông tin liên hệ, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp và các kỹ năng bạn có… Bạn có thể truy cập vào trang: https://www.topcv.vn/mau-cv để sử dụng các mẫu có sẵn.
Dưới đây là 1 ví dụ:
– Portfolio
Đối với Animator bạn chỉ cần gộp các video bài tập diễn hoạt bạn đã làm trong thời gian học thành một video hoàn chỉnh. Lưu ý rằng các bài này phải là những bài đẹp nhất của bạn nhé, đừng chèn tất cả bài tập vào mà hãy chắt lọc những bài tốt nhất! Video này không nên quá dài, chỉ từ 1 phút 30 giây tới 2 phút 30 giây mà thôi. Vì nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để xem hết nên càng ngắn gọn càng tốt!
Ở đầu và cuối video, bạn cần ghi rõ thông tin bao gồm: Tên, chức vụ (thường sẽ ghi là 3D Animator) và Email liên hệ.
Video dưới đây là một ví dụ:
Ngoài ra, trong nội dung Email gửi nhà tuyển dụng bạn cũng cần ghi rõ thông tin bản thân, thông tin liên hệ và mong muốn được làm việc ở công ty như thế nào? Cuối Email cần có lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc hồ sơ của bạn. Nội dung trong Email càng chân thành thì bạn càng dược chú ý nhé!
3. Thái độ
Có câu: “Không phải Tài Năng quyết định Vị Trí Bạn Đứng mà chính là Thái Độ!”
Khi đi làm bạn cần có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, chủ động dành việc khó để làm… Bạn chỉ có thể giỏi hơn khi làm việc nhiều hơn và làm việc khó hơn mà thôi, không có con đường nào khác. Các công ty đều rất thích những nhân viên khiêm tốn, chăm chỉ. Công ty sẽ sẵn sàng trả lương cao và thăng chức cho bạn nếu bạn tạo ra giá trị lớn cho công ty.
Đối với Animator, bạn phải hiểu rằng công việc của bạn là làm theo ý của đạo diễn, là giải quyết các tình huống mà đạo diễn đặt ra. Chính vì vậy khi nhận feedback từ đạo diễn, nếu đạo diễn không hài lòng và nói bạn phải làm lại thì bạn cũng phải vui vẻ làm lại cho đến khi đúng ý đạo diễn mới thôi. Một cảnh tuy nhỏ nhưng có thể bạn sẽ phải làm đi làm lại vài chục lần đấy, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần cho việc này nhé!
Vậy nếu bạn đã làm rất tốt, vượt chỉ tiêu công ty đề ra mà công ty không tăng lương cho bạn thì sao? Lúc ấy bạn hãy chủ động đề nghị được tăng lương và giải thích về những đóng góp của bạn trong suốt thời gian qua. Bạn biết đó, khi bạn trở nên giỏi hơn thì dù công ty hiện tại không trả lương xứng đáng cho bạn thì ở ngoài kia rất nhiều công ty khác sẵn sàng trải thảm đỏ chào đón bạn.
Vì vậy hãy nhớ, đừng suy nghĩ đang làm việc cho công ty mà hãy chăm chỉ làm việc vì sự ưu tú của chính bạn!
Câu hỏi thường gặp
“3D Animator có cần phải biết vẽ hay không?”
▶ Câu trả lời là: Bạn chỉ cần biết vẽ nguệch ngoạc là được, chứ không cần biết vẽ đẹp như các hoạ sĩ hoạt hình 2D chuyên nghiệp. Một 3D Animator không biết vẽ vẫn có thể hoàn thành tốt công việc và tiến xa trong nghề nghiệp. Ví dụ điển hình là Samy Fecih, một Lead Animator ở Dreamwork nhưng không biết vẽ.
-
- Samy’s Reels:
Phương pháp diễn hoạt của Samy khác với những người nghệ sĩ vẫn thường gặp trong giới Animator, anh ấy không biết cách vẽ, sự hiểu biết của anh ấy về hoạt hình xuất phát từ nhiều năm luyện tập thể thao, tìm hiểu bản chất chuyển động của sự vật và kinh nghiệm sống. Hy vọng các bạn cũng dành thời gian để quan sát và ghi nhớ lại một số hoạt động xung quanh để làm tài liệu Animation cho chính bản thân mình nhé.
Xan San Animation team